Ông nhận thấy, phụ nữ thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 14%.
“Mặc dù cần nghiên cứu thêm để khẳng định kết quả, nhưng phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc góp phần làm nguy cơ ung thư vú”, ông cho biết.
Theo ông, phụ nữ nên nhuộm tóc chừng 5 lần/năm và sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên.
Trong một nghiên cứu riêng biệt, các nhà nghiên cứu Phần Lan phát hiện ra rằng những phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, nhưng không rõ sản phẩm sử dụng có là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này hay không.
Sanna Heikkinen thuộc cơ quan kiểm soát ung thư của Phần Lan nói: “Những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cũng như các mỹ phẩm khác có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người chưa từng sử dụng thuốc nhuộm tóc”.
Sau khi bôi thuốc nhuộm tóc, cô gái 24 tuổi bị phỏng da, tai sưng tấy và không thể mở mắt.
Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng khi một iPhone sử dụng pin của một cửa hàng sửa chữa bên thứ ba không phải là một trong những đối tác được ủy quyền của Apple, thì mục báo tình trạng dung lượng pin của thiết bị sẽ hiển thị một cảnh báo đáng ngại về việc "không thể xác minh iPhone này đang là dùng pin iPhone chính hãng."
![]() |
Apple được lợi gì khi người dùng thay pin iPhone chính hãng? |
iFixit, công ty chuyên hướng dẫn sửa chữa và bán các bộ phận linh kiện điện tử, cho rằng Apple đang cố gắng ngăn chặn bất kỳ cửa hàng nào không có sự ủy quyền thay thế pin.
Đáp lại, Apple cho biết hãng này muốn giúp bảo vệ khách hàng khỏi bị hỏng điện thoại do pin kém chất lượng, pin giả hoặc pin đã sử dụng.
"Chúng tôi rất coi trọng sự an toàn của khách hàng và muốn đảm bảo mọi sự thay thế pin đều được thực hiện đúng cách," một phát ngôn viên của Apple nói với trang tin The Verge.
Khuyến nghị của Apple với người dùng là: sử dụng pin thay thế chính hãng từ các cửa hàng của Apple hoặc trung tâm dịch vụ ủy quyền.
Gần đây, theo MacRumors, Apple sẽ cho phép các cửa hàng bán lẻ chính thức và nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple (AASP) sửa chữa những chiếc iPhone có pin thay thế không chính hãng.
Trước đây, chính sách của Apple là từ chối sửa chữa nếu iPhone có pin thay thế không chính hãng - ngay cả khi vấn đề sửa chữa không liên quan gì đến pin.
Tuy nhiên, vào tháng 6/2018, nhà sản xuất iPhone gặp rắc rối với chính sách này ở Australia. Cơ quan quản lý Australia đã phạt Apple 9 triệu đôla Australia (6,7 triệu USD) vì không sửa chữa iPhone cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự cố do bên thứ ba gây ra.
Nay, MacRumors dẫn ba "nguồn đáng tin cậy," xác nhận rằng đã có một sự thay đổi chính sách nội bộ. Apple sẽ sửa chữa điện thoại có pin thay thế không chính hãng, ngay cả khi pin là nguyên nhân chính gây ra sự cố. Apple sẽ tính phí sửa chữa và thay pin nếu có.
Theo TTXVN
Doanh thu từ thiết bị đeo của Apple, chủ yếu là AirPods và Apple Watch, sẽ vượt qua doanh thu của Mac và iPad vào cuối năm 2020.
" alt=""/>Vì sao Apple muốn người dùng thay pin iPhone chính hãng?